Cơ hội và thách thức của nghành sơn
Kinh tế thế giới trở nên bất ổn và xung đột chính trị chưa có dấu hiệu suy giảm là những thách thức lớn khiến ngành sơn nước bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy đâu là giải pháp tháo gỡ tình hình này và cơ hội nào mở ra cho ngành kinh doanh sơn nước
3 thách thức lớn đối với ngành sơn nước
Từ ngày 14 – 16/06/2023, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế chuyên ngành sơn, nhựa, giấy, cao su.
Tại đây, bà Nguyễn Thị Lạc Huyền, Chủ tịch Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam đã đưa ra nhận định về tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới, xung đột chính trị đã dẫn đến những tác động tiêu cực cho ngành công nghiệp sơn năm 2023.
Đặc biệt là ngành kinh doanh sơn nước ghi nhận có sự sụt giảm đáng kể. Đây cũng là giai đoạn nhiều công ty nhỏ trong ngành bị đào thải. Một số doanh nghiệp quy mô vừa đang đối diện với tình trạng hoạt động thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.
Nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc có xu hướng giảm. Trong khi đó, nguyên liệu hóa chất có nguồn gốc từ châu Âu vẫn cao và đang có tình trạng khan hiếm giả.
Dự báo, sản lượng sơn trang trí trong 6 tháng đầu năm 2023 sẽ thấp hơn sản lượng so với 6 tháng cuối năm 2022.
Bên cạnh đó, sơn gỗ giảm 50% sản lượng. Sơn công nghiệp và bảo vệ giảm nhẹ sản lượng. Sơn tàu biển không có biến động nhiều.
Nguồn cung và giá cả nguyên liệu khó có thể dự đoán được. Do đó, Hiệp hội Sơn khuyến cáo các nhà sản xuất sơn nên lưu ý đến lịch sử mua hàng của doanh nghiệp để đưa ra quyết định nhập nguyên liệu sao cho phù hợp.
Cơ hội lớn của ngành kinh doanh sơn nước
Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ngành sơn nước vẫn có những tín hiệu đáng mừng. Bởi các doanh nghiệp quốc tế vẫn tích cực xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia chuỗi triển lãm trong lĩnh vực sơn, giấy, nhựa và cao su.
Với vai trò là điểm hẹn giao thương quốc tế, chuỗi Triển lãm công nghiệp Sơn – Giấy – Cao su – Nhựa là cơ hội để các nhà cung ứng, nhà sản xuất và các chuyên gia kỹ thuật đẩy mạnh kết nối, hợp tác kinh doanh sau những tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19.
Đồng thời đây là cơ hội để các bên cập nhật sản phẩm, công nghệ mới và trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng đến phát triển bền vững.
Quyết định số 726/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040. Trong đó, nêu định hướng phát triển của ngành sơn, giấy, nhựa và cao su.
Các doanh nghiệp cần phải thay đổi để đáp ứng được chính sách mới hướng đến sản xuất xanh và thân thiện với môi trường.
Ngoài ra việc tuân thủ trách nhiệm xã hội đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh. Giảm chi phí bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực và vật lực.
Từ đó thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển dần sang Việt Nam.
Theo đánh giá của những chuyên gia kinh tế thì ngành kinh doanh sơn nước vẫn rất tiềm năng nhờ vào nhu cầu xây dựng hiện tại rất lớn. Tỷ suất lợi nhuận mà ngành này mang lại khá tốt và ổn định.
Đặc biệt đây là ngành kinh doanh có tính bền lâu và có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Vị thế của Colorcity trong ngành sản xuất sơn nước hiện nay
Hiện nay, thị trường sơn Việt Nam phân hóa thành 4 nhóm:
– Nhóm sơn chất lượng cao, đã xây dựng được thương hiệu
– Nhóm sơn chất lượng ổn định, giá cả bình dân
– Nhóm sơn giả có giá thành rẻ, kém chất lượng
– Nhóm sơn nước có nhiều tiện ích khi mua
Có thể thấy rằng, thị trường sơn Việt Nam đang có sự phân hóa mạnh mẽ và dựa trên nhu cầu thực tế của người dùng.
Những hãng sơn nhập ngoại đã có thương hiệu trên thị trường có giá thành khá cao, người dùng phổ thông khó lòng tiếp cận được.
Trong khi đó, có nhiều hãng sơn giá rẻ chưa được kiểm chứng về chất lượng, thậm chí chất lượng kém, độ bền màu thấp dẫn đến lòng tin của người tiêu dùng bị giảm sút.
Last updated